Quảng cáo

Tất tần tật về quy trình khi khám nội tiết tố nữ 

Khám nội tiết tố nữ là phương pháp nhằm đánh giá về sức khỏe hệ nội tiết, các vấn đề liên quan đến sinh sản, sinh lý, sức khỏe và nhan sắc cho chị em. Từ đó hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả những ảnh hưởng khi nội tiết tố nữ bị rối loạn (thiếu hoặc thừa) gây ra. 

Vì sao nên đi khám nội tiết tố nữ?

Nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng tác động lớn tới sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý người phụ nữ. Song hiện nay, nhiều chị em vẫn còn những nhận thức chưa đúng và đủ về nội tiết tố, từ đó khiến chất lượng cuộc sống đi xuống, hạnh phúc không còn được trọn vẹn. Khám nội tiết tố nữ là hoạt động được nhiều chuyên gia khuyến nghị nên thực hiện từ 6 tháng – 1 năm/ lần. Qua đó, có thể kiểm tra nồng độ hormone, đánh giá các vấn đề đáng lo ngại ở tuổi sinh sản hoặc tuổi tiền mãn kinh để có biện pháp điều trị hợp lý. 

xet-nghiem-noi-tiet-to-nu
Khám nội tiết tố nữ định kỳ giúp chị em chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm lý tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng sống

Quy trình khám nội tiết tố nữ gồm những gì?

Chị em sẽ trải qua 2 bước thăm khám để có được thông tin về tình trạng nội tiết tố của bản thân bao gồm khám lâm sàng và xét nghiệm máu. 

Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ có thể đặt các câu hỏi về tiền sử bệnh lý cá nhân, tiền sử bệnh lý gia đình, chỉ số BMI, chu kỳ kinh nguyệt, đã mang thai hay chưa… để có được chẩn đoán ban đầu về tình trạng suy giảm nội tiết tố.

Xét nghiệm nội tiết 

Quá trình lấy máu xét nghiệm máu sẽ giúp phân tích các chỉ số rõ nét hơn. Và kết quả khám cuối cùng sẽ là chẩn đoán cuối cùng của bác sĩ khi kết hợp các xét nghiệm nhỏ khác nhau. 

Xét nghiệm estrogen 

Estrogen là hormone được sản sinh chủ yếu ở buồng trứng. Đây là hormone ảnh hưởng đến “tính nữ” bao gồm vóc dáng yêu kiều, giọng nói ngọt ngào, làn da căng bóng, mịn màng, đàn hồi, âm đạo ẩm ướt, bôi trơn, chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh. Để kiểm tra estrogen, có 3 chỉ số bao gồm:Estrone, Estradiol và Estriol.

y-nghia-chi-so-xet-nghiem-estradiol
Estradiol là dạng phổ biến nhất

Estrogen có sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, thường sẽ xuống thấp trong giai đoạn hành kinh và lên cao trong giai đoạn rụng trứng. Theo thời gian và tuổi tác, estrogen sẽ có xu hướng suy giảm. Khi bước qua tuổi 30 phụ nữ bắt đầu cảm nhận được rõ những ảnh hưởng do suy giảm nội tiết tố nữ gây ra cho bản thân như: da trở nên khô ráp, vết chân chim xuất hiện nhiều ở vùng miệng và khóe mắt, mỡ tích ở vùng eo và đùi nhiều, ngực chảy xệ, suy giảm ham muốn, cô bé trở nên khô hạn giảm khoái cảm và đau rát khi quan hệ…

Trong khi đó, nếu nồng độ estrogen quá cao ở người phụ nữ có thể gây ra rối loạn cảm xúc, rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, gia tăng nguy cơ ung thư vú. 

Nồng độ estradiol ổn định ở phụ nữ trưởng thành sẽ nằm trong khoảng từ 70 – 220 pmol/L hoặc 20 – 60 pg/mL. Đến giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ xuống thấp, chỉ còn 32,2 pg/mL hoặc thấp hơn.

Xét nghiệm LH 

LH là hormone kích thích sự phát triển của nang trứng, giải phóng trứng. Khi xét nghiệm LH, bác sĩ có thể phần nào đánh giá về khả năng sinh sản ở nữ giới.

Nếu nồng độ LH trong cơ thể vượt ngưỡng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, làm tăng khả năng bị buồng trứng đa nang

Khi xét nghiệm, nồng độ LH bình thường là từ 0,8 – 26 IU/L. 

hormone-LH
LH giúp kích thích quá trình rụng trứng

Xét nghiệm FSH 

FSH là hormone kích thích nang trứng phát triển và khởi đầu cho bài tiết estrogen của nang trứng. Xét nghiệm FSH giúp đánh giá khả năng dự trữ nang noãn, sự phát triển của nang noãn trong chu kỳ cũng như kích thích sản xuất trứng. Khi nồng độ FSH lên cao, người bệnh có nguy cơ mắc buồng trứng đa nang. 

FSH được coi là bình thường khi chỉ số này đo được là 1,4 – 9,6 IU/L. 

Xét nghiệm Prolactin 

Ở nữ giới, hormone Prolactin cần thiết nhằm duy trì hoạt động của tuyến yên điều hòa nội tiết, kích thích sự phát triển của tuyến vú và tiết ra sữa sau khi sinh. Nồng độ prolactin cao trong giai đoạn cho con bú có thể trở thành một phương pháp tránh thai tự nhiên, song với phụ nữ bình thường, đó có thể là dấu hiệu của vô sinh. 

Nồng độ an toàn của prolactin là 127 – 637 μU/mL. 

Xét nghiệm AMH 

AMH là hormone cần thiết cho quá trình dự trữ nang noãn của buồng trứng, ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Nếu AMH quá cao, nữ giới có nguy cơ bị quá kích buồng trứng, vô sinh. Trong khi đó, AMH quá thấp dẫn đến nữ giới khó hấp thụ được thuốc nếu làm thụ tinh trong ống nghiệm. 

Nồng độ an toàn của AMH được đo là 2-6,8 ng/mL. 

Xét nghiệm Testosterone 

Mục đích của xét nghiệm Testosterone nhằm đánh giá vai trò kích thích và điều khiển ham muốn tình dục. Đây là hormone xuất hiện nhiều ở nam giới và có một lượng nhỏ nhất định ở nữ giới. 

Khi xét nghiệm, nếu kết quả chỉ số testosterone là 15-70mg/dL có nghĩa là bình thường. Ngược lại, nếu nồng độ quá cao vượt ngưỡng này, người bệnh có nguy cơ bị dạng u hiếm gặp và buồng trứng đa nang.

buong-trung-da-nang
Buồng trứng đa nang thường xuất hiện ở những người phụ nữ có nồng độ testosterone cao

Xét nghiệm Progesterone 

Cần làm xét nghiệm progesterone để kiểm tra khả năng kích thích sự phát triển của tuyến vú và niêm mạc tử cung. Progesterone đóng vai trò là hormone quan trọng bậc nhất đối với hệ nội tiết, đặc biệt tiết ra nhiều trong giai đoạn thai kỳ để nuôi dưỡng thai nhi. 

Nếu như trong 3 tháng đầu mang thai, người phụ nữ cần 15-60 ng/mL, 3 tháng giữa là 25,6 – 89,4 ng/mL, 3 tháng cuối là 48,4 – 42,5 ng/mL thì với phụ nữ bình thường, nồng độ progesterone đo được chỉ nên ở mức 5-20 ng/mL. Vượt ngưỡng này, người phụ nữ sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu như suy nhược, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn,…

progesterone
Kết quả xét nghiệm progesterone phản ánh sức khỏe sinh sản

Khi nào cần khám nội tiết tố nữ? 

Suy giảm nội tiết tố đang có dấu hiệu trẻ hóa. Cụ thể, có đến 80% phụ nữ Việt cần bổ sung nội tiết tố từ tuổi 30, 30% chị em dưới 30 có triệu chứng suy giảm nội tiết tố nhẹ và vừa. 

noi-tiet-to-nu
Nội tiết tố nữ suy giảm từ 30 tuổi

Do đó, các chuyên gia khuyến nghị chị em nên thăm khám, kiểm tra nội tiết tố từ 30 tuổi, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện như:

  • Bốc hỏa, cáu giận, mất ngủ 
  • Khô âm đạo, chảy máu âm đạo bất thường, giảm ham muốn, lãnh cảm với tình dục 
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Mọc nhiều mụn, tóc rụng quá nhiều
  • Thường xuyên mệt mỏi, thậm chí suy nhược cơ thể
  • Khó thụ thai với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, có nhu cầu có con 

Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt chị em cũng cần đi khám nội tiết tố nữ, bao gồm:

  • Vô kinh nguyên phát hoặc vô kinh thứ phát 
  • Nghi ngờ mắc bệnh buồng trứng đa nang 
  • Mong muốn làm thụ tinh trong ống nghiệm 

Kết luận 

Lưu ý dành cho chị em khi khám nội tiết tố nữ là hãy lựa chọn những cơ sở uy tín và đội ngũ y bác sĩ giỏi, tận tâm. Mong rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ giúp chị em hiểu được lý do tại sao phải thực hiện thăm khám khám nội tiết tố nữ, quy trình thực hiện bao gồm những gì, nên khám vào thời điểm nào, qua đó góp phần chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ toàn diện hơn.  

Nhận tư vấn từ chuyên gia