Kinh nguyệt không đều không chỉ khiến chị em thường xuyên thấp thỏm, căng thẳng, mệt mỏi mà còn là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt nguy cơ sức khỏe: nhanh lão hóa, tăng tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch – xương khớp, thậm chí, gây hiếm muộn – vô sinh. Vậy làm thế nào để “đến tháng” đều đặn, nhẹ nhàng và giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe cho chị em đây?
- Hiểu đúng về chu kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt xuất hiện là do sự thay đổi hormone sinh dục của người phụ nữ. Trong mỗi chu kỳ, cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 1 – 2 trứng và có một trứng được phóng ra. Lúc này, hormone progesterone tăng lên kích thích quá trình tái tạo lớp nội mạc tử cung cho thai kỳ. Trong trường hợp trứng phóng ra mà không được thụ tinh, lớp nội mạc không còn tác dụng sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu.
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên kinh nguyệt xuất hiện đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ tiếp theo thường là 28- 30 ngày, thời gian hành kinh thường kéo dài 3-7 ngày. Một chu kỳ ngắn lập lại đều đặn sau 21 ngày hoặc 32- 35 ngày cũng được coi là bình thường.
Ở những người phụ nữ có sức khỏe buồng trứng ổn định, chức năng buồng trứng hoạt động tốt thì kinh nguyệt thường đều, khả năng thụ thai thành công cũng cao hơn. Ngược lại, những người có buồng trứng hoạt động không ổn định, chu kỳ kinh nguyệt không đều với những biểu hiện bất thường: trễ kinh, vô kinh, rong kinh, cường kinh, thiểu kinh, đau bụng kinh. Những vấn đề này rất thường gặp, nhất là ở những đối tượng bị rối loạn nội tiết tố theo các giai đoạn như bước vào tuổi dậy thì, sau sinh và bước vào giai đoạn tiền mãn kinh;…
Kinh nguyệt không đều kéo dài khiến nhiều phụ nữ cảm thấy stress bởi nó gây ra hàng loạt những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe:
– Nội tiết tố nữ thay đổi, khiến cho da sạm, lão hóa nhanh, tóc dễ gãy rụng, cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi;
– Dễ mắc các bệnh xương khớp, tim mạch và đặc biệt là các bệnh phụ khoa như: đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư buồng trứng,…;
– Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
- Làm kinh nguyệt ra đều – cách chị em nào cũng cần biết
– Khám phụ khoa định kỳ: Thực hiện siêu âm tử cung, buồng trứng và vòi trứng định kỳ để sớm phát hiện những trường hợp bất thường tại tử cung, buồng trứng gây tình trạng kinh nguyệt không đều sẽ giúp chị em có phương án điều trị kịp thời;
– Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học: Giảm bớt tinh bột, tăng cường chất xơ và bổ sung acid folic, vitamin, omega 3 và khoáng chất để cải thiện các vấn đề về thiếu hụt hormone nội tiết, giúp cân bằng chu kỳ kinh nguyệt;
– Nghỉ ngơi đầy đủ và giữ tinh thần thoải mái: Giúp ổn định hoạt động của hệ nội tiết, gồm tuyến giáp, tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến cận giáp, tuyến tụy và buồng trứng; đồng thời giúp quá trình rụng trứng, tái tạo lớp niêm mạc tử cung tốt hơn, giúp kinh ra đều. Lúc này, nồng độ các hormone được sản sinh cũng ổn định hơn, việc điều tiết hormone cũng thuận lợi hơn, giúp cho chu kỳ kinh nguyệt đều, hạn chế rối loạn;
– Tập luyện thể thao: Tập luyện, tham gia các hoạt động thể chất của chị em có thể ức chế, cân bằng một số hormone trong cơ thể, gồm: Epinephrine hay adrenaline tiết ra từ tuyến thượng thận, Insulin tiết ra bởi tuyến tụy, Cortisol sản xuất tại tuyến thượng thận, Estrogen và Progesterone sản xuất từ buồng trứng và Serotonin – hormone hạnh phúc tiết ra khi chúng ta vận động. Từ đó, giúp cải thiện sức khỏe, tinh thần và hoạt động của hệ nội tiết;
– Bổ sung nội tiết tố nữ: từ những thực phẩm có trong bữa ăn hàng ngày như đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, súp lơ xanh, các loại quả mọng, tỏi, cá hồi…
Các chị em phụ nữ hãy học cách yêu thương và tự bảo vệ mình, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong kỳ kinh, đừng ngại ngùng khi đi khám sức khỏe và khám phụ khoa thường xuyên định kỳ.
Hy vọng sau khi áp dụng những biện pháp trên, chị em sẽ bớt những phiền não vì kinh nguyệt không đều và những hệ lụy mà nó có thể mang lại nhé!