Tinh chất mầm đậu nành là gì?
Mầm đậu nành – Món quà cho sức khỏe phái đẹp
Tinh chất mầm đậu nành là dạng tinh khiết nhất của mầm đậu nành. Trong quá trình chiết xuất, các tạp chất được loại bỏ hoàn toàn, chỉ giữ lại các hoạt chất có lợi, đặc biệt là isoflavone, giúp bổ sung và tăng cường nội tiết tố nữ. Do đó, hàm lượng isoflavone trong tinh chất mầm đậu nành là cao nhất, dễ dàng hấp thu vào cơ thể.
Rất nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe có thành phần chính là tinh chất mầm đậu nành, mang lại hiệu quả tối ưu trong việc cải thiện làn da, vóc dáng và sinh lý cho phụ nữ.
Tinh chất mầm đậu nành và cơ chế tác dụng lên nội tiết tố của phụ nữ
Cơ chế tác dụng của mầm đậu nành với nội tiết tố nữ
Theo Tiến sĩ Omer Kucuk, bác sĩ chuyên khoa ung thư của Viện Ung bướu Winship thuộc đại học Emory, người nghiên cứu công dụng của isoflavone đậu nành, cho biết: “Isoflavone được coi là phytoestrogen, nói cách khác là estrogen thực vật. Isoflavone là một phần trong nhóm hợp chất có lên flavonoid có rất nhiều trong tự nhiên”.
Cũng theo vị Bác sĩ này, estrogen thực vật có cấu trúc phân tử gần giống với estrogen nội sinh của cơ thể, dễ dàng được hấp thu qua các thụ thể estrogen để tạo tác dụng gần tương tự như estrogen nội sinh. Bổ sung estrogen thực vật là bổ sung nguyên liệu để cơ thể tự tổng hợp theo nhu cầu một cách tự nhiên. Vì vậy không có tình trạng dư thừa và không có tác dụng phụ. Phytoestrogen không gây ức chế buồng trứng, không làm buồng trứng giảm hay ngừng tiết hormon, buồng trứng vẫn duy trì chức năng sinh lý bình thường.
Như vậy, sử dụng isoflavone từ mầm đậu nành không phải là nguyên nhân gây thừa estrogen, dẫn tới ung thư và các bệnh lý nguy hiểm khác. Phương pháp bổ sung nội tiết này rất an toàn, có thể sử dụng mà không cần Bác sĩ kê đơn và theo dõi.
Tinh chất mầm đậu nành vẫn là “lá chắn” tuyệt vời bảo vệ sức khỏe phái đẹp
“Lá chắn” tuyệt vời cho sức khỏe phái đẹp
Bắt đầu từ năm 1940, những cuộc tranh cãi về mầm đậu nành gây ung thư đã bùng nổ trên nhiều diễn đàn khoa học và các hội nghị y tế lớn trên thế giới. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu mới nhất từ năm 2019 của trường Đại học Y Emory, Atlanta, Hoa Kỳ, mầm đậu nành không chỉ không gây ung thư như một số thông tin sai lệch, mà ngược lại, hoạt chất isoflavone trong mầm đậu nành còn có khả năng ức chế sự phát triển và di căn của tế bào ung thư.
Theo Bác sĩ Trần Châu Quyên, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội: “Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy đậu nành tốt cho hệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh loãng xương và giúp giảm nguy cơ một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến. Trong đậu nành có chứa thành phần phytoestrogen, có cấu trúc gần tương tự như nội tiết tố estrogen nhưng nguồn gốc từ thực vật. Thực tế, phytoestrogen trong đậu nành có cấu trúc không hoàn toàn giống estrogen trong cơ thể nên không phát huy hoàn toàn tác dụng như estrogen với các cơ quan trong cơ thể người. Do đó người có u xơ tử cung vẫn có thể sử dụng được đậu nành.”
Tại Việt Nam, nghiên cứu về tác dụng của mầm đậu nành được diễn ra tại nhiều Bệnh viện, cơ sở Y tế lớn, cụ thể:
Bệnh viện Phụ sản Trung Ương và Hội sản phụ khoa Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng của estrogen thảo dược isoflavone cho phụ nữ ngoài 30 tuổi có các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ sử dụng trong 60 ngày. Kết quả: thâm nám từ 25,7% trước điều trị giảm xuống còn 9% sau điều trị; khô âm đạo từ 51% xuống 9,3%; Giảm khoái cảm từ 51.4% và 48.6% xuống còn 9.3% và 4.6%, kinh nguyệt đều đặn, giảm bốc hỏa, mất ngủ, an toàn, không có tác dụng phụ.
Trong Hội nghị Sản phụ khoa Việt – Pháp – châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 16 tại TP.HCM, các chuyên gia đều đã xác nhận hiệu quả tích cực của mầm đậu nành khi sử dụng cho những phụ nữ đang gặp vấn đề về nội tiết tố nữ, đặc biệt hiệu quả với phụ nữ sau tuổi 30, tiền mãn kinh và mãn kinh.
- Trên thế giới, các nghiên cứu khoa học khẳng định tác dụng của estrogen thảo dược với nữ giới:
Làm giảm tần suất của các cơn bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh (Theo Trung tâm nghiên cứu về Mãn kinh và Loãng xương – Đại học Ferrara Ý 2001) - 100mg isoflavones (estrogen thảo dược từ tinh chất mầm đậu nành) là liệu pháp thay thế an toàn và hiệu quả cho các triệu chứng mãn kinh (Theo Cục Gynecology, Đại học Liên bang Sao Paulo, Brazil)
- Làm giảm đáng kể nguy cơ tái phát ở những bệnh nhân ung thư vú có chẩn đoán là ung thư xâm lấn (Nghiên cứu đăng trên tờ American Journal of Clinical Nutrition đã được trang CNN – Trung Quốc)
- Ngăn chặn tiêu xương, tăng mật độ xương (Theo Công bố của Tạp chí Lâm sàng và thực nghiệm Dược lý – Sinh lý học Nhật Bản 2004
- Giảm mỡ máu, ngăn ngừa loãng xương (Tại Hoa Kỳ)
- Isoflavone có trong đậu nành có đặc tính ức chế ung thư bao gồm: ức chế sự hình thành mạch, ức chế di căn tế bào ung thư (Công trình nghiên cứu với đề tài “An toàn và tính hiệu quả của Isoflavones trong đậu nành ở phụ nữ mãn kinh” của tác giả Laura Renee Rejent, Đại học Toledo)
- Phòng ngừa nguy cơ ung thư vú và ung thư cổ tử cung (Theo nghiên cứu của Đại học Rostock – Đức)
Công dụng của tinh chất mầm đậu nành cũng đã được chứng minh ở nhiều quốc gia phát triển như Nhật Bản – đất nước có tỷ lệ tiêu thụ đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành lớn nhất thế giới. Theo thống kê, người Nhật tiêu thụ 28 gram đậu nành mỗi ngày, họ coi đậu nành như thực phẩm không thể thiếu trong bí quyết sống thọ và sống khỏe.
Đối với người Nhật, đậu nành là thực phẩm mang lại sức khỏe cho tim mạch ở người cao tuổi vì chứa nhiều axit béo alpha linolenic có tác dụng ngăn cản máu cục làm nghẽn động mạch ở tim. Và thực tế cho thấy, nhờ vào chế độ ăn uống không thể thiếu đậu nành, tỷ lệ tử vong vì ung thư, tim mạch tại Nhật luôn nằm trong top thấp nhất thế giới.
Lợi ích nhân đôi khi bổ sung tinh chất mầm đậu nành đúng cách
Trước những nghiên cứu khoa học về công dụng của mầm đậu nành, phái đẹp có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng các sản phẩm nội tiết tố nữ có chứa tinh chất mầm đậu nành để chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng, cần ưu tiên lựa chọn sản phẩm chứa tinh chất mầm đậu nành không biến đổi gen, tới từ vùng trồng dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO, được kiểm nghiệm lâm sàng và được quản lý chặt chẽ về chất lượng từ khâu gieo trồng – chăm sóc và xử lý chế biến.