Quảng cáo

Rắc rối “chăn gối” là nỗi lo của phụ nữ tuổi xế chiều

Các nghiên cứu trên hàng ngàn phụ nữ tuổi từ 47,5-49 ở Việt Nam cho thấy hai vấn đề phổ biến nhất họ gặp phải trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh là những biến chuyển tiêu cực trong đời sống tình dục – cơ quan sinh sản và tình trạng bốc hỏa.

Những thông tin bạn cần biết về phụ nữ tuổi xế chiều

Tổng hợp từ 3 nghiên cứu với số người tham gia lần lượt là 900, 3.485 và 7.545 phụ nữ tuổi xế chiều từ 47,5 đến 49 tuổi ở Việt Nam thì có đến 39,9% – 89,2% số người tham gia gặp phải các rắc rối liên quan đến teo âm đạo, thay đổi môi trường âm đạo, dẫn đến giảm suy giảm ham muốn cũng như chất lượng trong quan hệ vợ chồng. Ngoài ra, các rắc rối khác mà nhóm phụ nữ này thường gặp phải là triệu chứng bốc hỏa, các vấn đề về tim mạch, loãng xương, hay quên, các rối loạn về khí sắc… Đó là những thông tin được bác sĩ Bùi Thanh Vân đưa ra trong hội thảo “Đừng thờ ơ với nội tiết tố nữ” do Bệnh viện Từ Dũ, Hội Phụ sản Việt Nam phối hợp tổ chức sáng 10-6.
Tư vấn cho các phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh - mãn kinh tại Bệnh viện Từ Dũ trong khuôn khổ hội thảo
Tư vấn cho các phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh tại Bệnh viện Từ Dũ trong khuôn khổ hội thảo

Chia sẻ của Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Bá Mỹ Nhi về phụ nữ tuổi xế chiều

Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ đưa ra khuyến cáo về tình trạng phụ nữ tuổi xế chiều thường gặp như bốc hỏa, vốn cũng gặp trên dưới 40% phụ nữ tiền mãn kinh, đang trong giai đoạn biến chuyển mãn kinh và đã mãn kinh, theo các nghiên cứu trên. Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy tỉ lệ gặp phải tình trạng bốc hỏa còn cao hơn nhiều: khoảng 75%. Bốc hỏa biểu hiện là một cơn nóng ran cả người từ 2-4 phút, kèm toát mồ hôi, đánh trống ngực, sau đó lại lạnh run.

Hiện tượng bốc hỏa được lý giải là sự rối loạn nội tiết ở vỏ não do thiếu hụt estrogen (nội tiết tố nữ), vốn giảm mạnh trong quá trình mãn kinh, dẫn đến rối loạn vận mạch, tác động đến khả năng điều hòa thân nhiệt của cơ thể. Một số phụ nữ tuổi xế chiều có thể thoát khỏi các cơn bốc hỏa sau một thời gian, nhưng có người bị kéo dài đến 10-20 năm. Những trường hợp này cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Các khảo sát cho thấy 80% bệnh nhân được điều trị đã cải thiện được tình hình sau vài năm. Theo bác sĩ Mỹ Nhi, cho dù bốc hỏa người ngoài nghe có vẻ không nghiêm trọng, nhưng với người phụ nữ bị hành hạ bởi các cơn bốc hỏa, cuộc sống họ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi luôn cảm thấy khó chịu, dễ nổi nóng, ảnh hưởng đến quan hệ gia đình…

Thiếu nội tiết tố nữ làm ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ tuổi xế chiều
Thiếu nội tiết tố nữ làm ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ tuổi xế chiều

Ngoài ra, các bệnh tim mạch và loãng xương cũng ảnh hưởng rất lớn đến phụ nữ bị thiếu hụt nội tiết 20% khối lượng xương của phụ nữ chỉ mất đi sau mãn kinh và 20% phụ nữ mãn kinh gặp những vấn đề sức khỏe lớn liên quan đến hệ xương khớp, loãng xương. Về tim mạch, nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch nguy hiểm tăng từ 2-4 lần ở phụ nữ mãn kinh, nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều hệ quả: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành…

Để hạn chế những nguy cơ này, các bác sĩ khuyên trước nhất phụ nữ mãn kinh cần duy trì lối sống hoạt động tích cực, dinh dưỡng khoa học, tập luyện hàng ngày, giữ cơ thể không béo phì và ngăn chặn stress. Những điều này có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn các triệu chứng gây ra do thiếu hụt nội tiết tố nữ.

“Nếu phụ nữ mãn kinh có triệu chứng rối loạn cơ năng nặng nề, họ được khuyên sử dụng biện pháp nội tiết thay thế ngay sau sàng lọc” – Bác sĩ Bùi Thanh Vân cho biết. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng các biện pháp nội tiết thay thế chỉ được dùng dưới sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ, sau khi xác định rõ bạn không phải là đối tượng chống chỉ định của thuốc. Ngoài bổ sung estrogen, phụ nữ sử dụng biện pháp này cần phải bổ sung cả progestogen với tỉ lệ phù hợp, nhằm giúp hạn chế các tác dụng phụ mà lớn nhất là ngăn ngừa tăng sinh nội mạc quá mức – điều dẫn đến nguy cơ ung thư mà trước đây mọi người thường lo ngại, và có thể trở thành rủi ro nếu người dùng chỉ dùng estrogen hoặc không được kiểm soát việc sử dụng nội tiết chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa. Một số biện pháp khác như châm cứu, dùng thảo dược bổ sung nội tiết, dùng thuốc chống trầm cảm… cũng có thể được kết hợp trong quá trình điều trị.

PV Anh Thư – báo người lao động

Nhận tư vấn từ chuyên gia