1. Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc dược liệu không đảm bảo
Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, có một thực trạng là hiện nay, 80-85% dược liệu nói chung tại Việt Nam là dược liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc, hầu hết không rõ nguồn gốc và được nhập lậu từ các đường tiểu ngạch, không chính thống… tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe cho người dùng. Đây là thông tin chính thức được đưa ra tại Hội nghị Tăng cường kiểm soát nguồn gốc và chất lượng dược liệu của Bộ Y Tế.
Các loại dược liệu này đa phần đã được rút hết hoạt chất để đưa vào dược phẩm bán ở nước sở tại, khi về tới Việt Nam là đã được chiết suất lần 2, lần 3 nên thường có giá thành chỉ bằng 1/4, 1/3 giá dược liệu trong nước, dẫn tới không mang lại hiệu quả khi sử dụng. Quá trình lưu kho và sản xuất không được kiểm soát cũng tạo điều kiện cho nhiều đơn vị bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng để thực hiện các tiểu xảo như: phun tẩm chì vào tam thất cho có màu đẹp; dán keo vào nấm linh chi cho bắt mắt; tẩm diêm sinh vào các loại dược liệu khác để chống mốc, bảo quản bằng chất độc như lưu huỳnh, chì, kẽm, thủy ngân,… Ngoài ra, cũng có nhiều loại dược liệu bị làm giả như hồng hoa, hà thủ ô đỏ, kim ngân, hoài sơn,…
Do không rõ nguồn gốc, cũng như không có cơ quan nào kiểm nghiệm, người tiêu dùng khó lòng phát hiện hàm lượng kim loại nặng, thuốc trừ sâu còn tồn dư trong thuốc. Sử dụng lâu dài, các loại dược liệu này có thể gây nên hậu quả không nhỏ như ảnh hưởng tới hệ thần kinh, rối loạn tiêu hóa, thậm chí gây tử vong.
Quan trọng không kém, đối với mầm đậu nành nói riêng, theo số liệu của Cục thống kê, 90% đậu nành tại Việt Nam là đậu nành biến đổi gen, không đủ điều kiện để được đưa vào sản xuất thực phẩm chăm sóc sức khỏe theo tiêu chuẩn của thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, nhiều đơn vị sản xuất vẫn sử dụng các loại đậu nành này do chúng sẵn có và có giá thành rẻ.
2. Sử dụng sản phẩm bổ sung nội tiết tố nữ chưa được kiểm chứng lâm sàng
Hiện nay, thị trường sản phẩm bổ sung nội tiết tố đang dần trở nên bão hòa với sự xuất hiện của ngày càng nhiều sản phẩm trong và ngoài nước. Tuy nhiên, không ít sản phẩm trong số đó chưa được kiểm chứng lâm sàng tại các cơ sở y tế uy tín, khi sử dụng không những không mang lại hiệu quả mà còn có hại cho sức khỏe.
Trong lĩnh vực Y dược, kiểm chứng lâm sàng là phương pháp khoa học và đáng tin cậy nhất để chứng minh hiệu quả và độ an toàn của một sản phẩm. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ đưa ra rất nhiều thông tin về tác dụng, hiệu quả cho các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, sản phẩm đó có thực sự mang lại hiệu quả như đã được công bố hay không thì cần phải xem xét thông qua kiểm chứng lâm sàng. Song, do kiểm chứng lâm sàng cần đầu tư nhiều thời gian, công sức và chi phí, lại không phải là điều kiện bắt buộc với thực phẩm chức năng nên không nhiều đơn vị thực hiện hoạt động này.
Tại Việt Nam, đa phần người tiêu dùng cũng chưa quan tâm, thậm chí chưa biết đến thuật ngữ “Kiểm chứng lâm sàng” nên càng tạo điều kiện cho các sản phẩm chưa được chứng thực về chất lượng được tiêu thụ rộng rãi.
Ngoài ra, người dùng cũng không nên chủ quan với các sản phẩm nhập ngoại, khi không phải sản phẩm nào cũng đã được kiểm chứng lâm sàng hay được sản xuất bởi các đơn vị uy tín. Do có rào cản ngôn ngữ, không ít người tiêu dùng bỏ qua các thông tin cơ bản trên, dẫn tới bỏ qua một tiêu chí quan trọng để đánh giá độ an toàn và chất lượng sản phẩm.
Chưa kể đến, kết quả kiểm chứng lâm sàng của các sản phẩm nhập ngoại có thể không áp dụng được đối với phụ nữ Việt Nam, do khoa học đã chỉ ra mức độ thiếu hụt nội tiết tố nữ ở phụ nữ các Châu lục là không giống nhau. Đáng chú ý, phụ nữ Việt Nam nằm trong nhóm có mức độ suy giảm nội tiết tố cao nhất. Ở độ tuổi tiền mãn kinh, phụ nữ châu Á có nồng độ nội tiết tố nữ Estrogen chỉ từ 62 – 68% trong khi phụ nữ Châu Âu là 80%, phụ nữ châu Mỹ gốc Phi là 73%.
Do đó, các sản phẩm nhập ngoại được nghiên cứu trên cơ địa và mức độ thiếu hụt của phụ nữ nước ngoài chưa chắc đã đáp ứng được mức độ thiếu hụt nội tiết tố nữ của phụ nữ Việt Nam.
3. Tự ý sử dụng Estrogen tổng hợp (liệu pháp Hormone thay thế HRT)
Nhiều người dùng chưa phân biệt được rõ ràng 3 khái niệm: Estrogen nội sinh; Estrogen tổng hợp (hormone thay thế HRT) và Estrogen thảo dược. Estrogen nội sinh là hormone do cơ thể tự tiết ra và sẽ suy giảm dần theo thời gian. Để bù đắp lại sự thiếu hụt này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra hai loại Estrogen là Estrogen tổng hợp (có nguồn gốc từ động vật) và Estrogen thảo dược (có nguồn gốc từ thực vật).
Không an toàn như Estrogen thảo dược, Estrogen tổng hợp có hạn chế là sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Nếu tự ý sử dụng không theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, Estrogen tổng hợp ứ đọng trong cơ thể có thể gây quá sản niêm mạc tử cung, làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, gây các bệnh về ngực: đau, cương và ung thư vú, tăng huyết áp, tăng nguy cơ gây bệnh huyết khối tĩnh mạch,… nên thường KHÔNG được áp dụng (hoặc cần được cân nhắc kỹ càng) đối với các trường hợp có các bệnh lý: Huyết áp cao, bệnh mạch vành hay các bệnh tim mạch khác; Bệnh túi mật; Có các khối u lành tính hay ác tính ở vú và nội mạc tử cung; Tắc tĩnh mạch/ tắc động mạch/ Bệnh lý tiểu cầu; Bệnh gan cấp hoặc mãn tính; Bệnh thận cấp hoặc mãn tính; Tai biến mạch máu não; Triglycerid huyết thanh cao; đái tháo đường, mỡ máu cao,…